Thời gian gần đây, cụm từ “mua bán nợ” đang rất được quan tâm chú ý. Ngành nghề này hoàn toàn mới ở Việt Nam, nhưng đã rất phổ biến trên thế giới. Vậy kinh doanh mua bán nợ là gì, loại hình dịch vụ này có thể giúp ích gì cho bạn? TAK xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết chuyên sâu dưới đây!
I. Bạn sẽ làm gì khi có một khoản nợ lâu năm?
Một khoản nợ lâu năm – thứ khiến không ít người ngán ngẩm thở dài. Nợ xấu khiến chúng ta mất nhiều hơn được: mất thời gian, mất công làm việc với con nợ, mất chất xám để nghĩ làm thế nào đòi được người ta. Đặc biệt khi hai bên ràng buộc về mặt hợp đồng, việc làm thế nào bắt con nợ trả theo điều khoản hợp đồng cũng là thứ gây mệt mỏi vô cùng. Bởi, nếu bên nợ hiểu biết luật pháp, họ có thể tìm ra kẽ hở trong hợp đồng, từ đó xoay ngược lại gây bất lợi cho bên chủ nợ.
Những lúc này, chủ nợ thường chọn cách thuê những bên đòi nợ thuê. Dịch vụ đòi nợ thuê nở rộ trong một thời gian, nhưng dần dần lộ ra hạn chế: các bên đòi nợ thuê đều dùng “luật rừng” để đòi. Họ sẽ dùng phương pháp đe dọa, bắt cóc, đập phá đồ đạc, tạt mắm tôm/sơn vào nhà con nợ, spam điện thoại,… Rất nhiều phương pháp giang hồ được áp dụng, và Pháp luật Việt Nam thì hoàn toàn không bảo vệ những phương pháp này. Con nợ vì vậy có quyền kiện ngược lại chủ nợ, nếu quá trình kiện tụng gây bất lợi thì nguy cơ “mất cả chì lẫn chài” là có thật: vừa mất tiền nợ, vừa phải bồi thường thêm cho người ta.
Cách an toàn mà nhiều người chọn làm, ấy là nhẹ nhàng nhắc nhở con nợ trả tiền. Nhắc tình cảm như nhắc người yêu. Nhưng rồi một ngày đẹp trời con nợ block tin nhắn, chặn số, phũ phàng “chia tay” chủ nợ. Mất phương tiện liên lạc, các chủ nợ lại xoay lên những cách phía trên. Và… lại rơi vào bế tắc!
Gần đây, có một phương pháp an toàn hơn và hiệu quả hơn được rất nhiều người lựa chọn, đặc biệt là những công ty có các khoản nợ doanh nghiệp khó đòi. Đó là: bán khoản nợ cho một bên có năng lực thu hồi. Những người có năng lực thu hồi được Nhà nước cấp phép là các Doanh nghiệp hoạt động trong mảng kinh doanh mua bán nợ.
II. Vậy kinh doanh mua bán nợ là gì?
Theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP, Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Kinh doanh mua bán nợ, hay kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.
Chủ nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có quyền đòi nợ.
Bên nợ là tổ chức kinh tế, cá nhân, chủ thể giao dịch dân sự khác có nghĩa vụ trả nợ được quy định tại hợp đồng hoặc phát sinh nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
III. Hoạt động kinh doanh mua bán nợ được quy định như thế nào?
Cá nhân hay tổ chức đều có quyền kinh doanh mua bán nợ. Tuy nhiên, Pháp luật Việt Nam chỉ chấp nhận bảo hộ cho các Doanh nghiệp đăng ký hoạt động mua bán nợ. Nếu cá nhân hay tổ chức phi doanh nghiệp muốn thực hiện dịch vụ này mà không thành lập doanh nghiệp, vậy hoạt động mua bán nợ đó là trái pháp luật.
Hiện nay Công ty TNHH Quản lý và mua bán nợ TAK là doanh nghiệp tiên phong trong thực hiện mua bán nợ theo đúng quy định của Chính phủ. TAK được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội cấp phép thành lập và đã hoạt động trong ngành được 10 năm. Liên hệ với TAK bằng cách để lại lời nhắn tại đây hoặc gọi số điện thoại 0916 665 682.
Từ các hoạt động liên quan đến mua bán nợ, ta có 3 nhóm doanh nghiệp trực tiếp tuân thủ các quy định tại Nghị định 69/2016/NĐ-CP: doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ; doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ.
Mỗi một nhóm doanh nghiệp sẽ có một quy định riêng về cách thức hoạt động. Tuy nhiên, tất cả đều phải tuân thủ điều chung như sau:
Điều 5 Nghị định 69/2016/NĐ-CP: Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
- Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
- Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
- Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
- Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
- Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
IV. Không phải tổ chức, doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện kinh doanh mua bán nợ
Dựa vào Điều 5 Nghị định 69/2016/NĐ-CP: Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã ghi ở trên, có thể thấy các doanh nghiệp phải đáp ứng rất nhiều yêu cầu trước khi được công nhận đủ điều kiện kinh doanh mua bán nợ.
Bên cạnh Điều 5, với mỗi loại hình kinh doanh mua bán nợ, các doanh nghiệp lại phải đáp ứng thêm những quy định khác.
Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ
- Các điều kiện quy định tại Điều 5 nói trên.
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
- Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
- Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
- Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
- Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
- Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
- Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
Công ty TNHH Quản lý và mua bán nợ TAK là một trong những doanh nghiệp đầu tiên được cấp phép hoạt động trong ngành kinh doanh mua bán nợ. Chúng tôi đã tạo dựng được niềm tin và sự hài lòng của rất nhiều khách hàng nhờ dịch vụ mua bán nợ hiệu quả. Khách của chúng tôi là các Công ty, Tập đoàn lớn, cá nhân trong nước và có yếu tố nước ngoài. Chúng tôi luôn hoạt động vì lợi ích cao nhất của khách hàng!
Vậy là bạn đã trả lời được câu hỏi kinh doanh mua bán nợ là gì, cũng như những lợi ích của loại hình dịch vụ này. Mua bán nợ vẫn còn rất mới tại Việt Nam. Bởi vậy, bạn cần tìm hiểu kỹ Pháp luật trước khi quyết định sử dụng dịch vụ này.
Bình luận