Không giống như ngành thu nợ, ngành dịch vụ mua bán nợ vẫn là cái tên mới lạ với đa số người Việt Nam. Bạn có thể ra bất kỳ quán trà đá nào trò chuyện thử, hầu hết người dân sẽ cho bạn biết rất nhanh địa chỉ thu nợ ở quanh đó, nhưng nhắc đến mua – bán nợ là… tịt. Một trong những điểm khác biệt lớn nhất, là ngành mua bán nợ muốn hoạt động buộc phải có giấy phép mua bán nợ. Để tìm hiểu thêm về ngành này, TAK mời bạn theo dõi bài viết dưới đây:
I. Mua bán nợ là gì?
Bạn có thể hiểu nôm na “thu nợ” tức là một công ty, đội nhóm nào đó nhận yêu cầu từ chủ nợ, và thay chủ nợ tìm mọi cách thu hồi khoản nợ từ con nợ. Trong trường hợp này, chủ nợ thuê dịch vụ thu nợ của công ty/đội nhóm.
Còn mua bán nợ sẽ được hiểu đơn giản như sau: chủ nợ không còn muốn làm… chủ nợ của khoản nợ đó nữa, và quyết định bán đứt khoản nợ đi. Người mua nợ sẽ là chủ mới của khoản nợ, và người này làm gì để đòi nợ là quyền của họ. Người chủ cũ không phải bận tâm gì nữa, ông nhận lại khoản “tiền tươi thóc thật” do bán nợ, và yên tâm phát triển tiếp công việc của mình.
Theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP, mua bán nợ được định nghĩa chuẩn chỉ như sau: “Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ”.
Vậy tại sao mua bán nợ lại cần có giấy phép?
Không giống với dịch vụ thu nợ, dịch vụ mua bán nợ phải chịu rất nhiều ràng buộc của Pháp luật. Bởi các khoản giao dịch của mua bán nợ có thể lên đến hàng chục đến hàng trăm tỷ, nên đơn vị môi giới mua bán nợ, thực hiện mua nợ, hoặc sàn giao dịch nợ buộc phải thành lập doanh nghiệp. Muốn thành lập doanh nghiệp phải có giấy phép mua bán nợ.
Đó là quy định với môi giới mua bán nợ, mua nợ, sàn giao dịch nợ – hay ngắn gọn là bên mua nợ. Hiện không có quy định buộc thành lập doanh nghiệp với bên bán nợ. Bạn bán nợ đi, thì chỉ cần tìm doanh nghiệp mua bán nợ đã có giấy phép là yên tâm sẽ được Pháp luật bảo vệ.
II. Giấy phép mua bán nợ là gì? Điều kiện của giấy phép mua bán nợ?
Giờ đến phần quan trọng, thế nào là giấy phép mua bán nợ.
Đó chính là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Để được cấp giấy phép này, doanh nghiệp phải đáp ứng một loạt điều kiện của Nhà nước. Những điều kiện cơ bản có thể kể đến như sau:
Điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
- Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
- Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
- Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
- c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
- d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
Công ty TNHH Quản lý và mua bán nợ TAK là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực mua bán nợ. Chúng tôi là một trong những công ty đầu tiên được Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội, Công an thành phố Hà Nội cấp phép thành lập doanh nghiệp. Chúng tôi tự tin có đủ thẩm quyền và khả năng để giải quyết vấn đề mua bán nợ với bạn! Hãy liên lạc với chúng tôi qua hotline 0916 665 682 nếu bạn có nhu cầu mua/bán nợ!
III. Các bước đăng ký giấy phép mua bán nợ
Xin gửi tới các bạn các bước đăng ký giấy phép thành lập doanh nghiệp mua bán nợ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ thông tin, giấy tờ, soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh trực thuộc Tỉnh/Thành phố sở tại (như hướng dẫn ở trên).
Bước 3: Nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Nếu hồ sơ đầy đủ và chính xác).
Bước 4: Thực hiện thủ tục khắc dấu tròn doanh nghiệp + Thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 5: Mở tài khoản ngân hàng + Thông báo số TKNH tới cơ quan đăng ký kinh doanh.
Bước 6: Đăng ký nộp thuế điện tử với cơ quan thuế và ngân hàng xác nhận đã đăng ký nộp thuế điện tử.
Bước 7: Đóng thuế môn bài qua mạng.
Bước 8: Khai thuế ban đầu tại cơ quan thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT và thông báo phát hành hóa đơn VAT.
Bước 9: Báo cáo thuế định kỳ hàng tháng, quý, năm tới cơ quan quản lý thuế sở tại.
Những quy định về ngành dịch vụ mua bán nợ được Nhà nước quy định rất rõ trong Nghị định 69/2016/NĐ-CP. Vì ngành này có rất nhiều rành buộc Pháp luật đặc thù, nên không phải doanh nghiệp nào cũng đủ điều kiện được cấp giấy phép mua bán nợ.
Trên đây là những thông tin cơ bản về giấy phép mua bán nợ. Hi vọng bài viết của TAK sẽ giúp bạn hiểu thêm được về ngành dịch vụ mới tại Việt Nam này. Đừng ngại ngần liên hệ với TAK nếu bạn có nhu cầu được tư vấn!
Bình luận