Có một câu nói về nợ như này: “Người vay càng nhanh, thì trả càng chậm” (He who is quick to borrow, is slow to pay). Vấn đề này luôn khiến các chủ nợ đau đầu. Vì có những khoản nợ chậm trả đến hàng vài năm trời, tiêu tốn của chủ nợ hàng tá khoản phí lặt vặt và chất xám. Một số khoản nợ còn liên quan đến chính trị, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế. Thế nên ngành kinh doanh mua bán nợ ra đời, để giúp Nhà nước và các chủ nợ xử lý nợ xấu.
I. Kinh doanh mua bán nợ là gì?
Theo Nghị định 69/2016/NĐ-CP, kinh doanh mua bán nợ là việc thực hiện liên tục một hoặc một số hoạt động liên quan đến việc mua bán nợ nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: Mua nợ, bán nợ, môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ và dịch vụ sàn giao dịch nợ.
Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Nói ngắn gọn hơn, mua bán nợ là chuyển giao quyền chủ nợ từ chủ cũ sang chủ mới. Người chủ mới phải là người có đủ khả năng thu nợ, và vững vàng về mặt Pháp luật.
- Kinh doanh mua bán nợ ở Việt Nam và thế giới như thế nào?
- Ở thế giới:
Thị trường mua bán nợ của thế giới diễn ra rất sôi động. Từ những thương vụ nhỏ lẻ, đến những thương vụ mang tầm quốc tế. Thị trường mua bán nợ của thế giới còn được gọi với tên chuyên ngành hơn là thị trường trái phiếu. Ước tính đến năm 2017, quy mô của thị trường trái phiếu trên toàn thế giới (tổng dư nợ) đạt 100,13 nghìn tỷ USD.
Mỹ nắm đến 39% giá trị của thị trường trái phiếu. Trái phiếu của Chính phủ Mỹ với Đức được lấy làm căn cứ để đo rủi ro tín dụng.
Bên cạnh thị trường trái phiếu rất lớn, còn một thị trường nhỏ hơn dành cho những người làm dịch vụ nợ. Khi một con nợ không có khả năng chi trả, người chủ nợ sẽ bán khoản nợ mình đang cầm cho bên tổ chức tín dụng và/hoặc ngân hàng có khả năng thu nợ hơn. Họ sẽ nhận lại một phần nhỏ phí bán nợ, còn toàn bộ việc khó sẽ để người chủ mới. Dựa trên quy định của Pháp luật, những người chủ mới sẽ tiến hành đàm phán để thu lại nợ một cách hợp pháp nhất.
- Ở Việt Nam:
Khác với bên quốc tế đều gọi chung thị trường mua bán nợ là “debt market”, ở Việt Nam tách riêng ra thành ngành kinh doanh dịch vụ mua bán nợ và trái phiếu.
Ở đây chúng tôi sẽ tập trung vào ngành kinh doanh dịch vụ mua bán nợ. Khác với trái phiếu, ngành này vẫn còn rất mới. Nhà nước mới ban hành quy định đầu tiên về ngành mua bán nợ vào năm 2015 dưới dạng Thông tư. Văn bản pháp luật có hiệu lực gần đây nhất là Nghị định 69/2016/NĐ-CP. So với thế giới, dịch vụ mua bán nợ tại Việt Nam vẫn còn rất non trẻ.
Dịch vụ mua bán nợ hay ở chỗ, người đi mua nợ không cần quan tâm nhiều đến các quy trình và giấy tờ. Tất cả rủi ro đã được bên làm dịch vụ đảm bảo và hướng dẫn. Việc được hướng dẫn tận tình bởi chuyên gia sẽ giúp người mua nợ nắm rõ Pháp luật, không bị bỏ sót các bước thủ tục, giúp quy trình mua bán nợ trở nên chắc chắn và thuận lợi hơn.
TAK là một trong những công ty tiên phong trong ngành dịch vụ kinh doanh mua bán nợ. TAK đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành nợ, được Nhà nước cấp phép hoạt động và đã làm hài lòng hàng trăm khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. Nếu bạn cần mua bán nợ, hãy liên hệ với TAK để được tư vấn nhanh chóng!
III. Những ai được kinh doanh mua bán nợ?
Phần này bao gồm các quy định sau:
– Quy định về điều kiện mua bán nợ
– Quy định chung dành cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
– Quy định cụ thể của từng doanh nghiệp
1. Quy định về điều kiện mua bán nợ
1.1. Tổ chức (không phải là doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập doanh nghiệp.
1.2. Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật.
1.3. Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định 69/2016/NĐ-CP này.
1.4. Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật.
2. Quy định chung dành cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ
2.1. Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
2.2. Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
2.3. Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
- b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
- c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
- d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
3. Quy định cụ thể của từng doanh nghiệp
3.1. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ môi giới mua bán nợ, tư vấn mua bán nợ
- Thỏa mãn các quy định ở mục 2 phía trên
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 5 tỷ đồng.
3.2. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ
- Thỏa mãn các quy định ở mục 2 phía trên
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
- Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
- a) Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
- b) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
- c) Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
- Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
- Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
- Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
3.3. Điều kiện đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch nợ
- Thỏa mãn các quy định ở mục 2 phía trên
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 500 tỷ đồng.
- Đã hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ ít nhất 01 năm và mức doanh thu hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ của năm liền kề trước năm thực hiện kinh doanh dịch vụ sàn giao dịch tối thiểu là 500 tỷ đồng.
- Có ít nhất 02 nhân viên có chứng chỉ kiểm toán viên hoặc ít nhất 02 nhân viên có thẻ thẩm định viên về giá theo quy định của pháp luật.
- Có quy chế hoạt động của sàn giao dịch nợ, tối thiểu bao gồm:
- a) Quy trình, thủ tục, trách nhiệm của các thành viên tham gia sàn giao dịch nợ và quyền hạn, nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp sàn giao dịch nợ;
- b) Điều kiện các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch;
- c) Tổ chức quản lý, giám sát giao dịch, trong đó có quy định về cung cấp, lưu trữ thông tin về các khoản nợ dự kiến được niêm yết trên sàn giao dịch;
- d) Thời gian, phương thức xác lập và hủy bỏ giao dịch;
đ) Phương thức thanh toán và quy định bảo đảm thanh toán cho các bên;
- e) Xử lý tranh chấp.
- Có cơ sở, vật chất kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin phù hợp để tiếp nhận, cập nhật, cung cấp thông tin về hoạt động mua bán nợ giữa các thành viên tham gia sàn giao dịch.
- Phải thực hiện kiểm toán độc lập hằng năm theo quy định của pháp luật.
—–
Trên đây là những thông tin về ngành kinh doanh mua bán nợ của Việt Nam và Thế giới. Hi vọng sau bài viết này, các bạn sẽ có thêm kiến thức về một ngành dịch vụ tiềm năng mới tại nước ta. Ngành kinh doanh mua bán nợ ra đời để giúp Nhà nước giải quyết nợ xấu, nợ tồn đọng vì một nền kinh tế ổn định.
Bình luận