Phàm là giao dịch về tiền bạc, dù khoản tiền nhỏ từ vài trăm đến lớn tầm vài tỷ, nhất định phải có cam kết bằng hợp đồng. Hợp đồng chính là bằng chứng rằng giao dịch này hợp pháp, rằng các bên có trách nhiệm nhất định đối với giao dịch. Đối với các “món hàng” nhạy cảm như NỢ, hợp đồng mua bán nợ lại càng quan trọng hơn. Sau đây TAK xin giới thiệu với các bạn những thông tin cơ bản về hợp đồng mua bán nợ nhé!
I. Hợp đồng là gì?
Hợp đồng là sự thoả thuận giữa hai hay nhiều bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ. Hiện tại trên thế giới tồn tại các loại hợp đồng cơ bản là:
– Hợp đồng song vụ (hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau)
– Hợp đồng đơn vụ (hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ)
– Hợp đồng chính là (hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ)
– Hợp đồng phụ (hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính)
– Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó).
– Hợp đồng có điều kiện (hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định)
II. Vậy hợp đồng mua bán nợ là gì?
Hợp đồng mua bán nợ là văn bản được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
Hợp đồng mua bán nợ là loại văn bản bắt buộc phải có trong bất kỳ hành vi mua bán nợ nào.
Quy định của hợp đồng mua bán nợ có thể tham khảo tại Thông tư 09/2015/TT-NHNN như sau:
Quy định cụ thể về hợp đồng mua, bán nợ
- Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
- Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- b) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- c) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
- d) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
- đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ
- e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
- g) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
- h) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
- i) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
- k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng
- l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 nói trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Hợp đồng mua bán nợ vẫn cần các thông tin cơ bản mà một hợp đồng giao dịch dân sự cần có. Tuy nhiên, loại hợp đồng này còn cần các thông tin khác mang đậm tính đặc thù của ngành. Những bên không am hiểu dịch vụ mua bán nợ rất dễ làm sai hợp đồng.
Để đảm bảo hợp đồng của bạn có giá trị Pháp lý, hãy tìm đến những đơn vị chuyên thực hiện giao dịch mua bán nợ. Gọi hotline 0916 665 682 để TAK tư vấn về hoạt động mua bán nợ cho bạn!
III. Tại sao hợp đồng mua bán nợ lại quan trọng?
Nhà nước ban hành Pháp luật để đảm bảo các giai cấp trong Xã hội thực hiện. Pháp luật là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp. Những hành vi vi phạm Pháp luật sẽ phải chịu trách nhiệm Pháp lý.
Hợp đồng mua bán nợ là một dạng văn bản Pháp luật, là bằng chứng thể hiện cam kết giữa các bên, nhằm xác lập nghĩa vụ. Nếu không có hợp đồng, giao dịch mua bán nợ của bạn sẽ không được công nhận. Vì vậy, Pháp luật không có nghĩa vụ phải bảo vệ bạn nếu có vấn đề xảy ra.
Chi tiết hơn, có thể kể đến tầm quan trọng của hợp đồng thông qua các điều sau:
– Hợp đồng giúp tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Mặc dù hợp đồng là do tự nguyện ký kết, nhưng mọi thứ vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Hành lang pháp lý do hợp đồng tạo ra sẽ phát huy tác dụng nếu các bên không tuân thủ điều kiện được ghi trong hợp đồng.
– Hợp đồng là cơ sở quan trọng giúp giải quyết tranh chấp. Dựa vào các thỏa thuận được ghi trong hợp đồng, Pháp luật sẽ xác định được trách nhiệm của các bên, từ đó tiến hành xử lý theo đúng quy định.
– Những cam kết trong hợp đồng là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật hay không.
– Đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Khi một bên vi phạm hợp đồng, họ buộc phải chịu những hình phạt bất lợi theo quy định đã được các bên ký kết trong quá trình giao dịch.
—
Trên đây TAK đã giới thiệu với các bạn tầm quan trọng của Hợp đồng mua bán nợ. Hi vọng thông qua bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn về loại hình dịch vụ mua bán nợ tại Việt Nam! Gọi hotline 0916 665 682 nếu bạn cần tư vấn về giao dịch mua bán nợ.
Bình luận