“Nhập gia tùy tục”, mọi hình thức kinh doanh khi du nhập vào một quốc gia đều bắt buộc tuân theo quy định của nước đó. Hệ thống các quy định bắt buộc của mỗi quốc gia được định nghĩa rất rõ ràng trong các văn bản Pháp luật. Hôm nay, TAK xin giới thiệu với bạn quy định pháp luật về dịch vụ mua bán nợ tại Việt Nam.
I. Các văn bản pháp luật về dịch vụ mua bán nợ
Hiện nay có 3 văn bản Pháp luật trực tiếp điều chỉnh dịch vụ mua bán nợ tại Việt Nam. Hai văn bản đó là:
– Thông tư số 09/2015/TT-NHNN “QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG MUA, BÁN NỢ CỦA TỔ CHỨC TÍN DỤNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI”, được ban hành ngày 17 tháng 07 năm 2015 bởi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
– Nghị định 69/2016/NĐ-CP “QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN KINH DOANH DỊCH VỤ MUA BÁN NỢ”, được ban hành ngày 01 tháng 7 năm 2016 bởi Chính Phủ Việt Nam.
– Ngoài ra Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam mới ban hành Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-NHNN, hợp nhất “THÔNG TƯ QUY ĐỊNH VỀ VIỆC MUA, BÁN VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU CỦA CÔNG TY QUẢN LÝ TÀI SẢN CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG VIỆT NAM”, được ban hành ngày 03 tháng 02 năm 2020.
II. Quy định pháp luật về dịch vụ mua bán nợ doanh nghiệp
Trong các văn bản Pháp luật kể trên, Nghị định 69/2016/NĐ-CP trực tiếp quy định về dịch vụ mua bán nợ doanh nghiệp. Bởi vậy những nội dung dưới đây sẽ được trích dẫn trực tiếp từ Nghị định này.
1. Bên bán nợ là gì?
Bên bán nợ là tổ chức, cá nhân sở hữu khoản nợ và thực hiện bán, chuyển nhượng khoản nợ cho bên mua nợ.
2. Bên mua nợ là gì?
Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân thực hiện mua, nhận chuyển nhượng để trở thành chủ nợ mới của khoản nợ.
3. Nguyên tắc kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là gì?
a) Tổ chức (không phải là doanh nghiệp), cá nhân có nhu cầu kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải thành lập doanh nghiệp.
b) Doanh nghiệp phải đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của pháp luật.
c) Doanh nghiệp thực hiện kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phải đáp ứng điều kiện tương ứng quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Nghị định này.
d) Bảo đảm công khai, minh bạch, bình đẳng, tuân thủ quy định của pháp luật.
Tham khảo thêm: Dịch vụ mua bán nợ dành cho các doanh nghiệp 2021
4. Quy định về khoản nợ được mua, bán là gì?
Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố sau đây:
a) Không có thỏa thuận bằng văn bản về việc không được mua, bán khoản nợ;
b) Không được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự tại thời điểm mua bán nợ, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của bên nhận bảo đảm về việc bán nợ;
c) Bên mua nợ và bên nợ không phải là người có liên quan theo quy định của Luật doanh nghiệp.
5. Điều kiện chung khi kinh doanh dịch vụ mua bán nợ là gì?
1) Doanh nghiệp phải có quy chế quản lý nội bộ về tổ chức, quy định nội bộ về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ phù hợp với quy định của Nghị định này.
2) Doanh nghiệp phải đáp ứng quy định về mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu tương ứng theo quy định tại khoản 2 Điều 6, khoản 2 Điều 7 và khoản 2 Điều 8 Nghị định này. Trường hợp, doanh nghiệp thực hiện một số hoặc tất cả các hoạt động thì mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu cao nhất trong số các hoạt động mà doanh nghiệp thực hiện.
3) Người quản lý của doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp;
b) Có trình độ học vấn từ đại học trở lên thuộc một trong các ngành: Kinh tế, quản trị kinh doanh, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhận;
c) Là người quản lý hoặc có ít nhất 05 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán, pháp luật, định giá tài sản hoặc mua bán nợ;
d) Những người đã làm việc trong doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp phải đáp ứng thêm điều kiện: Không là người quản lý của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong 03 năm trước liền kề.
6. Điều kiện cụ thể cho doanh nghiệp kinh doanh hoạt động mua bán nợ là gì?
- Bao gồm các quy định ở mục 5 nói trên.
- Có mức vốn điều lệ, vốn đầu tư tối thiểu là 100 tỷ đồng.
- Các khoản nợ được mua bán phải có đầy đủ các yếu tố của mục 4 nói trên.
- Việc mua bán nợ phải được lập thành hợp đồng bằng văn bản trên cơ sở thỏa thuận giữa các bên liên quan, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia mua bán nợ, trong đó quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của bên mua nợ, bên bán nợ.
- Doanh nghiệp hoạt động mua bán nợ không được nhận cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó hoặc nhận bảo đảm của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng để được cấp tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng khác nhằm mục đích mua nợ của khách hàng vay tại chính tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bảo đảm.
- Bên mua nợ, bên bán nợ, bên nợ và các bên liên quan khác phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật về quản lý ngoại hối trong trường hợp mua bán nợ hình thành quan hệ cho vay, vay nợ nước ngoài và sử dụng ngoại hối trong giao dịch mua bán nợ.
Tham khảo thêm: Ngành nghề mua bán nợ – Tưởng dễ làm, thật ra khó
7. Trách nhiệm của Nhà nước trong quản lý mua bán nợ là gì?
Điều 9. Trách nhiệm của Bộ Tài chính
- Chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
- Thực hiện quản lý, kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
- Hướng dẫn thi hành Nghị định 69/2016/NĐ-CP.
Điều 10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật về hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố và xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
- Báo cáo Bộ Tài chính về tình hình kinh doanh dịch vụ mua bán nợ trên địa bàn tỉnh, thành phố theo định kỳ, đột xuất.
Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh
- Tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ.
- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về tình hình cấp, bổ sung Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo định kỳ, đột xuất.
Điều 12. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện kiểm tra, thanh tra, giám sát theo thẩm quyền hoạt động kinh doanh dịch vụ mua bán nợ theo quy định của Nghị định này đối với công ty quản lý nợ và khai thác tài sản trực thuộc ngân hàng thương mại.
III. Doanh nghiệp tuân thủ quy định pháp luật về dịch vụ mua bán nợ
Mọi dịch vụ tại Việt Nam đều phải tuân thủ quy định Pháp luật do Nhà nước ban hành. Để tránh nguy cơ vi phạm pháp luật, bạn hãy làm việc với các công ty mua bán nợ uy tín, đã đăng ký giấy phép kinh doanh theo đúng quy định và hiểu biết Luật pháp.
Chúng tôi, Công ty TNHH Quản lý và mua bán nợ TAK là một trong những công ty đầu tiên được cấp phép hoạt động trong ngành dịch vụ mua bán nợ tại Việt Nam. Chúng tôi đã có 10 năm kinh nghiệm trong ngành Nợ, với đội ngũ luật sư, cán bộ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực kinh doanh nợ tư nhân.
TAK đã tạo dựng được niềm tin và sự hài lòng của rất nhiều khách hàng là các Công ty, Tập đoàn lớn, cá nhân trong nước và có yếu tố nước ngoài nhờ dịch vụ mua bán nợ hiệu quả, chuyên nghiệp và những nỗ lực không mệt mỏi của toàn thể đội ngũ cán bộ, nhân viên vì lợi ích cao nhất của Khách hàng.
Cách thức liên lạc với Công ty TNHH Quản lý và mua bán nợ TAK
– Trụ sở chính: Số 9, LK 5B (LK6B) Khu đô thị mới Mỗ Lao, phường Mộ Lao, quận Hà Đông, Hà Nội
– Số điện thoại: 0916 665 682
– Email: takgroupvn@gmail.com
Rất hân hạnh được làm việc với bạn!
Bình luận