Các khách hàng thường nhận xét TAK có quy trình làm việc chuyên nghiệp. Khi xây dựng quy trình, chúng tôi luôn cố gắng đơn giản hóa các bước, nhưng vẫn đúng và đủ theo quy định của Pháp luật. Với vị thế là một trong những doanh nghiệp mua bán nợ đầu tiên được cấp phép hoạt động, chúng tôi luôn tâm niệm phải làm việc chuyên nghiệp, tập trung giải quyết nhanh gọn yêu cầu của khách hàng.
Nhân nói về quy trình, xin giới thiệu với các bạn một số thông tin về mua bán nợ cũng như quy trình mua bán nợ của TAK.
I. Mua bán nợ là gì?
Mua bán nợ là việc bên bán nợ chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ và các quyền khác liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và bên mua nợ trả tiền cho bên bán nợ.
Các bên trực tiếp tham gia quan hệ mua bán nợ gồm có: bên mua nợ và bên bán nợ.
Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân thực hiện mua, nhận chuyển nhượng để trở thành chủ nợ mới của khoản nợ.
Bên bán nợ là tổ chức, cá nhân sở hữu khoản nợ và thực hiện bán, chuyển nhượng khoản nợ cho bên mua nợ.
II. Giới thiệu quy trình mua bán nợ
Mỗi doanh nghiệp lại có các quy trình mua bán nợ của riêng mình. Quy trình được xây dựng nhằm đem lại thuận lợi cho cả doanh nghiệp lẫn khách hàng, đảm bảo công việc được triển khai thuận lợi.
Quy trình của TAK gồm có 4 bước cơ bản như sau:
Bước 1: TIẾP NHẬN, NGHIÊN CỨU HỒ SƠ
Cụ thể: Khách hàng cung cấp tài liệu, thông tin về hồ sơ công nợ cho chúng tôi, bao gồm:
- Tài liệu: Hợp đồng, hóa đơn, biên bản nghiệm thu, quyết toán, biên bản xác nhận công nợ, giấy vay tiền…
- Thông tin về khách nợ: Nơi cư trú, các mối quan hệ, tình hình tài chính….
Mua bán nợ TAK nghiên cứu, phân tích, làm rõ giá trị pháp lý của các tài liệu chứng cứ, đánh giá thuận lợi, hạn chế của hồ sơ công nợ.
Bước 2: BÁO GIÁ KHOẢN NỢ
- Mua bán nợ TAK gửi Báo giá khoản nợ cho Khách hàng
- Sau khi khách hàng đồng ý mức giá, Mua bán nợ TAK sẽ gửi dự thảo Hợp đồng cho Khách hàng.
Bước 3: KÝ KẾT, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG
Các bên tiến hành trao đổi, thỏa thuận, ký hợp đồng mua bán nợ theo quy định của Pháp luật. Quy định của hợp đồng mua bán nợ được thể hiện rõ trong Thông tư 09/2015/TT-NHNN như sau:
Quy định về hợp đồng
- Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.
- Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- b) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;
- c) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;
- d) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;
- đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;
- e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);
- g) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;
- h) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;
- i) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;
- k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;
- l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.
- Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 nói trên, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.
Bước 4: THANH LÝ HỢP ĐỒNG
- Khách hàng nhận tiền theo hợp đồng đã ký kết
- Các bên thanh lý hợp đồng sau khi kết thúc công việc
III. Một quy trình mua bán nợ không có hợp đồng sẽ là quy trình không đáng tin
Hợp đồng cực kì quan trọng trong các giao dịch dịch vụ đặc thù như mua bán nợ. Bởi:
– Hợp đồng giúp tạo hành lang pháp lý an toàn cho các chủ thể tham gia hợp đồng. Mặc dù hợp đồng là do tự nguyện ký kết, nhưng mọi thứ vẫn phải nằm trong khuôn khổ pháp luật. Hành lang pháp lý do hợp đồng tạo ra sẽ phát huy tác dụng nếu các bên không tuân thủ điều kiện được ghi trong hợp đồng.
– Hợp đồng là cơ sở quan trọng giúp giải quyết tranh chấp. Dựa vào các thỏa thuận được ghi trong hợp đồng, Pháp luật sẽ xác định được trách nhiệm của các bên, từ đó tiến hành xử lý theo đúng quy định.
– Những cam kết trong hợp đồng là căn cứ quan trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra xem các chủ thể đó có thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật hay không.
– Đảm bảo sự ổn định các quan hệ sở hữu tài sản. Khi một bên vi phạm hợp đồng, họ buộc phải chịu những hình phạt bất lợi theo quy định đã được các bên ký kết trong quá trình giao dịch.
Với kinh nghiệm 10 năm hoạt động trong ngành nợ, TAK hiểu rõ tầm quan trọng của các văn bản Pháp luật. Chúng tôi không chỉ am hiểu ngành đặc thù của mình, mà còn nắm rõ các quy định của Pháp luật Việt Nam nhờ đội ngũ luật sư, cán bộ có trình độ chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm thực tiễn.
Bạn có thể yên tâm đặt niềm tin tại TAK. Chúng tôi đảm bảo tuân thủ theo quy trình mua bán nợ chuyên nghiệp của công ty, và sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề nhanh chóng hợp lệ. Hãy liên hệ với TAK thông qua hotline 0916 665 682 hoặc qua Email takgroupvn@gmail.com. Trân trọng được phục vụ quý khách!
Bình luận